Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Văn hóa xếp hàng khi vào thang máy

Chờ đợi là sốt ruột nên khi bước vào một cao ốc văn phòngkhách sạntòa nhà nào đó bắt gặp cảnh kẹt thang máythì ai cũng thở dài đầy ngao ngán nhưng thay vì xếp hàng tuần tự chờ đợi  thì ở Việt Nam hầu như mạnh ai nấy lo, mạnh ai nấy chen gây nên cảnh không đẹp mắt thường xuyên ở khu vực thang máy.

Thang may tai khach vừa xuống, người bên trong chưa ra hết, người bên  ngoài đã cố chen vào cho bằng được vì chỉ sợ thang máy quá tải thì lại phải chờ đi lượt sau. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các cao ốc có ít thang máy. Nơi có nhiều thang máy cũng không ngoại lệ: Người sử dụng thang máy bấm nút hết thang máy này đến thang máy khác để mong được đi nhanh, rồi khi thang mình chọn chưa kịp xuống, thang bên cạnh xuống trước thì lại chen lấn để được đi trước vô tình gây nên cảnh mất trật tự và cả sự lãng phí về mặt điện năng nữa.
Không chỉ  ở công sở, ngay cả khi đi mua sắm thong thả ở các siêu thịtrung tâm thương mại thì chuyện xếp hàng đi thang cuốn cũng thường gặp tình cảnh bát nháo tương tự: Người lên thang cuốn sau lại cố len lên phía trước dù không vội hay một bậc thang cuốn có tới mấy người chen nhau đứng hết cả bậc thang. Có lần người viết bài đi Nhật, được anh bạn thân ở đó dẫn đi chơi. Trên đường đi, cả hai chuyện trò rất vui, lúc bước lên thang cuốn, tôi cũng bước lên một bậc cùng với anh, để cuộc trò chuyện không bị ngắt quãng. Nhưng tôi vừa bước lên thì anh bước xuống, đứng ở bậc phía ngay sau lưng tôi, và bảo “Ở đây, mình đi thang cuốn nên đứng một người một bậc và đứng sát vào bên tay trái, để những người có việc bận hoặc khẩn cấp có thể dễ dàng đi vượt mình”. Có phải vì ở Nhật, chuyện bận rộn, chuyện thời giờ là vàng ngọc, chuyện ai đi cũng như chạy là điều bình thường nên mới phát sinh ra cái chuyện đi thang cuốn phải đứng dẹp vào một bên như thế? Không hẳn. Hãy thử để ý, dù đi Malaysia, Singapore, Úc, Mỹ, bạn cũng sẽ bắt gặp nét văn hóa đi thang cuốn tương tự.
Đáng phê phán là một số người sau khi đặt chân vào thang máy thì coi như yên vị, “xong chuyện” của mình, không bấm nút giữ thang cho người khác vào khiến họ vô tình bị thang kẹp hay bị bỏ lại trong khi thang máy còn trống chỗ (thực ra cũng cần thông cảm cho một số người hiếm khi sử dụng thang máy nên cũng chẳng biết nút nào vào với nút nào để điều khiển cho đúng, nhưng thực chất số người này không nhiều.)
Chuyện quá tải thang máy cũng là mối bận tâm không kém của các congty thang may . Thường một thang máy có quy định tải trọng và số người chuyên chở, quá số người, thang sẽ không thể vận hành, phát tín hiệu quá tải. Lúc này do tình trạng chen lấn, không xếp hàng nên ai cũng cho mình quyền được đi trước, không ai chịu nhường ai, mãi mới có người bước ra khỏi thang một cách “kém vui” và đầy khiên cưỡng.

Quan trọng hơn tại các thang máy, thang cuốn nên có bảng hướng dẫn, quy định chi tiết để người sử dụng biết và tuân thủ, tránh tình trạng chen lấn, tranh giành. Bảng quy định cần nêu rõ cả những đối tượng ưu tiên, việc giữ thang chờ, thang lên, xuống thẳng một chiều, người khỏe mạnh lên lầu 2, 3 thì không dùng thang máy... Quy định càng chi tiết thì việc thực hiện sẽ càng nền nếp. Tốt hơn nữa, ở thang máy nên có người quản lý, giám sát và hướng dẫn thì vấn đề xếp hàng thang máy sẽ nhanh chóng trở thành thói quen và tình trạng chen lấn, tranh giành thang máy sẽ sớm chấm dứt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét